11 Tác dụng của dầu tràm đối với sức khỏe

 Tác dụng của dầu tràm từ rất lâu đã được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh liên quan đến hô hấp, phế quản. Nhưng ngoài ra tinh dầu Tràm còn rất nhiều tác dụng mà không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những công dụng hữu ích của tinh dầu tràm trong bài viết này nhé!

Tinh dầu tràm là tinh dầu được tạo ra bằng phương pháp chưng cất hơi nước, tinh dầu tràm tự nhiên được tinh chế từ các bộ phận của cây tràm như cành, thân, lá. Có hai loại phổ biến: tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió.

Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ cây thân gỗ tràm gió có nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Các thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Limonene, α-Terpineol, Cineol (Eucalyptol). Tinh dầu tràm gió có tính kháng khuẩn rất cao nên được dùng nhiều trong việc phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà, chủ yếu được trồng ở Úc, cây thuộc họ Đào kim nương. Với thành phần chủ yếu là Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene, 2 thành phần này có tác dụng rất tốt đến việc chăm sóc da và trị mụn.

II. Tác dụng của dầu tràm

1. Tinh dầu tràm kháng khuẩn 

Trong các thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm, Cineol và α-Terpineol là hai thành phần có tính kháng khuẩn và làm sạch hiệu quả, được ứng dụng trong việc điều chế thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra. Hơn nữa, Cineol còn có nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh dịch nhầy cuốn các cặn bẩn và đào thảo chúng ra khỏi cơ thể. Việc sử dụng tinh dầu tràm có thể giúp làm ấm cơ thể cũng như đường hô hấp, làm sạch mũi, loại bỏ các tác nhân gây hại dẫn đến bệnh hen phế quản, giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn.

2. Trị ho

Các bệnh về đường hô hấp thường gặp hơn trong những khoảng thời gian giao mùa, trong giai đoạn này thời tiết khá thất thường và thay đổi, khiến cơ thể phải thích nghi. Đặc biệt là những người có lịch sử bệnh về đường hô hấp, người già, trẻ nhỏ là những người có sức đề kháng yếu, rất dễ bị ho và nhiễm bệnh.

Để giảm đi các triệu chứng của bệnh, người xưa thường hay trị ho bằng mật ong và gừng kết hợp với xông tinh dầu tràm để làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp làm ấm cơ thể, điều trị các triệu chứng ho dai dẳng, ho có đờm, ho lâu không khỏi của người bệnh. Ngoài xông tinh dầu tràm, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm để tắm hoặc pha tinh dầu với nước để uống, có thể nhỏ tinh dầu vào các vật dụng hằng ngày để luôn ngửi được..

3. Tránh gió, chống cảm lạnh

Thường khi đi chơi xa, hoặc đưa trẻ nhỏ đi xa người ta thường hay nhỏ một vài giọt tinh dầu gió vào khăn quàng cổ. Trong dầu tràm có tính ấm do vậy việc này sẽ giúp chống cảm lạnh và tránh gió khi đi đường. Ngoài ra để phòng lạnh cho trẻ nhỏ mẹ có thể nhỏ một vài giọt vào bàn chân bàn tay hay sau dái tai của bé, đây là những vị trí dễ bị ứ đọng khí độc trên cơ thể. Tinh dầu tràm sẽ làm ấm cơ thể và lưu thông máu tốt hơn, lại không gây kích ứng cho da. Đây là một trong những sản phẩm bạn nên chuẩn bị sẵn trong nhà để chống cảm lạnh tức thời cho bé khi cần. Tuy nhiên nên cẩn thận vì nếu dính vào mắt sẽ làm cay mắt bé.

tac-dung-cua-dau-tram

4. Hỗ trợ giảm đau

Đau mỏi xương khớp là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, các chức năng trong cơ thể suy yếu làm cho quá trình vận chuyển và trao đổi chất bị thuyên giảm do vậy xương khớp sẽ rất hay gặp phải đau nhức và khó cử động, nhất là vào những lúc giao mùa.

Trong những lúc như vậy, dân gian thường hay truyền tai nhau phương pháp trị đau nhức xương khớp từ việc xông tinh dầu tràm hoặc massage, xoa bóp bằng dầu tràm để tăng khả năng lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi và vận chuyển các chất cần thiết đến xương khớp. Tăng sự linh hoạt cho người bệnh khi vận động.

Ngoài ra tinh dầu tràm còn có tác dụng đối với những người thường xuyên bị đau đầu, đau cơ hoặc đau dây thần kinh do chơi thể thao. Sử dụng tinh dầu tràm để giảm đau nhức bằng cách massage, hoặc pha vào nước ấm để uống có thể làm giảm cơn co thắt dạ dày hiệu quả.

5. Chống nấm, khử trùng

Như đã nói trong các phần tác dụng của tinh dầu tràm ở trên, trong tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất cao, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu diệt vi khuẩn và virus. Chính vì vậy mà tinh dầu tràm còn có thể chống nấm, khử trùng các bệnh viêm da, nổi mẩn đỏ. Bạn có thể phát huy hết tác dụng của dầu tràm bằng cách bôi dầu tràm lên các nốt mẩn đỏ hoặc pha với nước tắm sẽ giúp giảm nhanh tình trạng nấm ngứa kéo dài,…

6. Trị mụn, làm đẹp da

Nguyên nhận bị mụn chủ yếu là do việc làm sạch da không đạt hiệu quả, gây tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn trên mặt làm bít lỗ chân lông gây nên mụn. Để nốt mụn nhanh xẹp mà không để lại vết thâm gây mất thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng tăm bông có tinh dầu tràm chấm vào vết mụn. Đây được xem như bước sát khuẩn cho da, làm ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp làm giảm những nốt mụn sưng to, tính kháng viêm trong tinh dầu tràm sẽ thay bạn bảo vệ da khỏi những yếu tố gây hại cho da, làm giảm các vết thâm trên da, mang lại một làn da mịn màng.

tac-dung-cua-dau-tram

7. Làm sạch không khí

Những vùng có khí hậu nhiệt đới gió gió mùa độ ẩm thường cao, môi trường rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các vi khuẩn và nấm mốc, hơn những thế vào mùa mưa chúng sẽ phát triển rất nhanh và mang lại mùi hôi khá khó chịu. Việc sử dụng tinh dầu tràm để xông sẽ giúp làm sạch không khí và loại bỏ những mùi hôi khó chịu, ngoài ra tính kháng khuẩn trong tinh dầu sẽ giúp triệt tiêu được nấm mốc trong không khí và sự ẩm mốc của các đồ vật trong phòng,

Việc xông tinh dầu tràm bằng đèn xông tinh dầu hay máy khuếch tán tinh dầu còn có tác dụng rất tốt cải thiện các bệnh về đường hô hấp, ổn định môi trường xung quanh giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra mùi thơm của tinh dầu tràm còn có tác dụng thư giãn, mang lại giấc ngủ ngon cho người sử dụng.

8. Chăm sóc răng miệng

Tác dụng của tinh dầu tràm rất hiệu quả và hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng. Nó có công dụng kháng khuẩn chống viêm và giảm đau răng, giúp khử mùi hôi răng miệng.

tac-dung-cua-dau-tram

Tình trạng sâu răng thường mang đến những phiền phức cho người bệnh như khó chịu, đau nhức, khiến cho người bệnh không thể ăn uống một cách bình thường. Nguyên nhân là do người bệnh không làm sạch răng đúng cách sau khi ăn, các vụn thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ răng làm vi khuẩn sinh sôi và phá hủy đi lớp men bảo vệ răng, gây đau răng và viêm nướu.

Khi bị như vậy, bạn có thể giảm các cơn đau răng bằng cách sử dụng bông gòn chấm vào tinh dầu tràm cho vào chỗ bị sâu răng và để trong vài phút. Tinh chất chống viêm kháng khuẩn của tinh dầu sẽ làm dịu đi những cơn đau, loại bỏ các vi khuẩn gây sâu răng.

Tinh dầu có khả năng trị được mùi hôi miệng bằng cách pha tinh dầu tràm trong nước muối ấm, ngậm hỗn hợp này trong vòng 1 phút để các vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ sạch, giúp làm sạch mùi và hạn chế hôi miệng, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.

9. Trị gàu, ngăn rụng tóc

Gàu là một trong những vấn đề khá nan giải, việc loại bỏ gàu dứt điểm để không bị tái đi tái lại là điều khá khó khăn. Việc làm sạch da đầu trị gàu hiệu quả sẽ mang lại mái tóc đẹp giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Nếu bạn chưa biết tinh dầu tràm có tác dụng rất tốt đối với da đầu bị gàu thì chúng tôi sẽ chỉ bạn cách trị gàu và rụng tóc tại nhà ngay sau đây. Bạn có thể trị gàu và chăm sóc da đầu bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào dầu gội. Tinh dầu tràm sẽ có thể giúp bạn loại bỏ những mảng gàu hay ký sinh trùng sống trên da đầu, giúp bạn làm sạch sâu da đầu và điều tiết lượng dầu nhờn trên da đầu, giúp tóc suôn mượt tự nhiên và hạn chế những hư tổn cho mái tóc của bạn.

10. Điều trị viêm xoang

Viêm xoang là chứng bệnh gây khá nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, viêm xoang rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không chữa trị kịp thời. Bệnh viêm xoang rất khó chữa trị dứt điểm, tuy vậy người bệnh có thể giảm thiểu tình trạng khó chịu và những triệu chứng của bệnh bằng cách sử dụng các sản phẩm đặc trị riêng biệt, thêm vào đó người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tràm để xông mũi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị chứng viêm xoang trong thời gian dài.

tac-dung-cua-dau-tram

Cách xông:

  • Cho 3-4 giọt tinh dầu Tràm vào bát nước nóng
  • Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào bát nước và trùm lên mặt để xông mũi trong khoảng 30 phút.

Hơi nước bốc lên sẽ giúp tinh dầu dễ dàng đi vào trong khoang mũi giúp đào thải các chất dịch nhầy mang lại sự thoải mái và sạch sẽ cho khoang mũi.

Ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán một vài loại máy khuếch tán tinh dầu bạn có thể sử dụng nó để thay thế cho cách trên nếu không có quá nhiều thời gian chuẩn bị.

Có thể thường xuyên áp dụng cách này kết hợp với việc bảo vệ mũi khỏi những nơi nhiều khói bụi và vi khuẩn sẽ làm tình trạng viêm xoang của bạn giảm hẳn.

11. Ứng dụng tinh dầu tràm trong bảo vệ sức khỏe

Với nhiều công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm, những sản phẩm được sử dụng để bảo vệ đường hô hấp hay các thuốc ho trị bệnh trong dược phẩm thường sử dụng tính năng kháng khuẩn kháng viêm của tinh dầu tràm để điều chế.

Như trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 một vài nhà sản xuất nhìn thấy được lợi ích của việc ứng dụng tinh dầu tràm vào quy trình sản xuất khẩu trang mang lại những lợi ích vượt trội đen với người sử dụng. Do vậy họ đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm khẩu trang phủ muối, và hấp tinh dầu tràm.

Loại khẩu trang này có công năng ngăn ngừa bụi mịn, kháng khuẩn, ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập. , tạo mùi thơm dễ chịu, làm sạch không khí trước khi người dùng hít vào.

Hơn nữa tinh dầu tràm cũng được ứng dụng rất rộng rãi trong việc điều chế các dược phẩm trị ho, các mỹ phẩm làm đẹp chuyên dụng, mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe vô cùng tuyệt vời cho con người.

II. Kết

Vừa rồi là những thông tin về tác dụng của dầu tràm đối với đời sống mà Bệnh Viện Lão Khoa muốn chia sẻ đến bạn. Với rất nhiều những công dụng tuyệt vời như vậy, bạn đừng ngần ngại việc chuẩn bị một chai tinh dầu tràm trong gia đình mình khi cần dùng đến. Còn rất nhiều những “thần dược” khác trong thiên nhiên với những công dụng hết sức đặc biệt đối với sức khỏe, xin hẹn bạn trong những bài viết sau!

Nguồn: https://benhvienlaokhoatrunguong.org.vn/tac-dung-cua-dau-tram/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ăn dưa leo có tác dụng gì đối với sức khỏe

Cách Trị Mụn Nhanh Nhất Trong 1 Ngày Tại Nhà

Nha đam có tác dụng gì cho da mặt